Làng cổ Đường Lâm - Miền cổ tích bình yên
Làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 44km. Đường Lâm được mệnh danh là "vùng đất hai vua", quê hương của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng. Cho đến ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ nguyên được những đặc điểm cổ kính với cổng làng, những hình ảnh quen thuộc cây đa, giếng nước, sân đình...và gần 1000 ngôi nhà cổ truyền thống. Cho đến năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Bên trong đình làng Mông Phụ, họa sĩ Lân Vũ trò chuyện cùng các cụ lớn tuổi của làng
Đình làng Mông Phụ đã có tuổi đời khoảng gần 400 năm, với diện tích khoảng 1800m2. Thiết kế của đình mang đậm đặc kiến trức của truyền thống Việt - Mường, với những nét độc đáo như nhà sàn và sàn gỗ cách đất. Đình làng có cấu trúc gồm hai tòa là tòa đại bá và hậu cung. Trong tòa đại bá có tới 48 cột gỗ, được trang trí với nhiều hoa văn hình rồng phượng ấn tượng. Bên trong đình, có treo nhiều hoành phi câu đối, đặc biệt là bức hoành phi "lão long huẩn tử" - tượng trưng cho văn hóa nếp nhà xưa, sự dạy dỗ của cha già cho con trai, và bức hoành phi "dũng cảm cả tưởng" được vua Thành Thái tặng. Đình làng Mông Phụ cũng là tiêu biểu cho giá trị kiến trúc đình đền cổ của Việt Nam xưa.
Hình ảnh đình làng Mông Phụ từ chuyến trải nghiệm của họa sĩ
Những vết thời gian in dấu trên từng cột đình
Khám phá những ngôi nhà cổ
Trong làng cổ Đường Lâm, có đến 956 ngôi nhà cổ, nhiều trong số chúng được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850,… Những ngôi nhà này được làm từ các vật liệu truyền thống như đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói,… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.
Họa sĩ Lân Vũ khám phá và tìm hiểu bên trong một ngôi nhà cổ tại Đường Lâm
Bắp ngô phơi khô được treo thành từng dàn dưới mái hiên nhà
Khoảng sân bên trong nhà cổ nơi để những chum lớn làm ngâm tương truyền thống
Những vật dụng rất đỗi quen thuộc trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày của người dân trong làng
Những đình, đền chùa cổ kính
Chùa Mía tên gọi của nhà Phật là Sùng Nghiêm Tự. Chùa Mía được nằm trên một mảnh đất cao xa xa có dòng sông Tích chảy từ bên hữu sang bên tả mang ý nghĩa đem dòng sinh lực từ Âm về Dương để muôn loài, muôn vật trong không gian này phát sinh, phát triển.
Tòa bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa trong khuôn viên chùa Mía
Giếng cổ tại Đường Lâm
Những thức quà quê, những loại kẹo truyền thống của làng
Không gian sáng tạo nghệ thuật lại làng cổ Đường Lâm
Đoài creative không gian sáng tạo và lưu giữ giá trị nghệ thuật tại xứ Đoài - làng cổ Đường Lâm
Nơi tạo ra những tác phẩm hội họa đầy sáng tạo
Những không gian nghệ thuật độc đáo tại làng cổ Đường Lâm
Xuân đã tới, Đường Lâm lại đang khoác lên mình những chiếc áo sắc màu, chim hót líu lo, vẻ yên tĩnh trầm mặc của những ngôi chùa. Trong khoảnh khắc cần chậm lại, giữa cuộc sống xô bồ tấp nập này, vẫn có những nơi như “làng” để mình tìm về, để tìm hiểu những giá trị xưa cũ, truyền thống bao đời nay và trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật lớn lao thật không còn gì tuyệt vời hơn.